Tổng quan về ngành tóc tại Việt Nam

09:07 20/09/2019

Những con số về thị trường tóc

Thị trường tóc tại Việt Nam đang được các chuyên gia trong ngành đánh giá là vô cùng sôi động và đầy cạnh tranh. Theo thống kê, hiện nay có hơn 50.000 salon tóc trên toàn quốc, trong đó 15% salon hạng A, 28% salon hạng B và phân khúc thấp hơn chiếm phần còn lại. Các salon được xếp vào hạng B+ với mức doanh thu trung bình 500 triệu đồng/ tháng/ salon trở lên, quy mô nhân sự 20-30 người bao gồm bộ phận back office như Marketing, Nhân sự, Kế toán, Đào tạo….và chủ yếu hoạt động theo chuỗi. Những thương hiệu salon này được sáng lập và điều hành bởi các nhà tạo mẫu tóc nổi tiếng, quản lý ít nhất 3-4 cơ sở.

Sự dịch chuyển của mô hình kinh doanh: từ salon kỹ thuật đến salon thương mại hóa

Dù hoạt động dưới hình thức cửa tiệm hay chuỗi, các salon tóc đều thuộc một trong hai mô hình kinh doanh: salon kĩ thuật hoặc salon thương mại hóa. Salon kĩ thuật đã ra đời từ lâu với người chủ là thợ chính kiêm vai trò giám sát và sắp xếp toàn bộ công việc, thậm chí cả thu ngân.

Những năm gần đây, xu hướng salon thương mại bắt đầu xuất hiện với những chuỗi salon tóc. Kiến thức quản trị và chuyên môn đặc thù của ngành tóc được kết hợp cùng nhau để vận hành và quản lý chuỗi như một doanh nghiệp. Đây là mô hình đã phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và được kỳ vọng sẽ góp phần chuyên nghiệp hóa ngành tóc tại Việt Nam.

Đặc điểm nhân sự: ngày càng trẻ hóa và được đào tạo bài bản

Các salon tóc được mở ra khá nhiều, nhưng nhìn chung được chia thành 3 loại quy mô chính: nhỏ (dưới 10 nhân sự), trung bình (10-20 nhân sự) và lớn (20 nhân sự trở lên). Các nhân sự phần lớn thuộc thế hệ từ 7x – 9x và ngày càng trẻ hóa. Xét về trình độ, đa số các nhà tạo mẫu tóc trước kia bắt đầu học nghề, làm nghề ngay sau khi tốt nghiệp THPT. Còn với các nhà tạo mẫu tóc 8x, 9x hiện nay, nhiều người đã hoàn thành chương trình Đại học hay được đào tạo bài bản về ngành tóc tại nước ngoài, học thêm các khóa về quản trị doanh nghiệp để trau dồi bản thân, bắt kịp với xu hướng salon thương mại hóa.

Vận hành và quản trị doanh nghiệp ngành tóc: thách thức và cơ hội

Các doanh nghiệp ngành tóc (các salon tóc hạng B+) thường quản lý công việc theo các phương thức như nhắn tin giao việc trong group chat, gửi email, phân công & theo dõi công việc bằng bảng viết và giấy nhớ…

Có một chuyên gia công nghệ từng chia sẻ: “Mọi người hay giao – nhận việc, báo cáo công việc qua tin nhắn, rất tiện và nhanh. Nhưng chính vì chữ “tiện” này nên nó chỉ có giá trị tức thời. Tin nhắn trôi đi hết. Dùng group chat để lưu trữ dữ liệu thật không hợp lý chút nào.” Bên cạnh đó, bảng viết hoàn toàn là một công cụ thủ công. Tất cả các thông tin trên bảng chỉ là tạm thời, và sẽ bị xóa đi khi cần update thông tin mới. Nhân sự cũng không cập nhật được thông tin từ xa. Đặc biệt, trong những dịp lễ, Tết – những ngày được coi là “mùa vụ” của các salon tóc, chủ salon lại càng đau đầu vì phải giải quyết rất nhiều vấn đề cùng một lúc: từ sản phẩm, chi phí đầu tư, doanh thu…

Như vậy, rõ ràng salon tóc tại Việt Nam, khi bắt đầu hoạt động như một doanh nghiệp, đang đối mặt với thử thách: “Làm sao để sắp xếp và quản lý công việc một cách hiệu quả, nhất là đối với một chuỗi salon?”. Người ta vẫn thường nói: Ở đâu có thử thách, ở đó có cơ hội. Giữa những mớ bòng bong hỗn độn của công việc, có những chủ salon đã nhìn thấy niềm hy vọng ở chuyển đổi số.

Làn sóng chuyển đổi số của ngành tóc Việt Nam: tiềm năng và ứng dụng thực tiễn

Chuyển đổi số (digital transformation) là khái niệm ra đời trong thời đại Internet bùng nổ, đang trở thành một chủ đề nóng hổi được các nhà quản lý quan tâm. Nó mô tả việc ứng dụng công nghệ (digitalize) vào các khía cạnh của doanh nghiệp. Nếu đạt hiệu quả, hoạt động này sẽ thay đổi toàn diện (transformation) cho cách thức mà một doanh nghiệp hoạt động và truyền tải thông điệp tới khách hàng.

Thực tế, xu hướng chuyển đổi số đã có mặt trên các quốc gia phát triển từ nhiều năm trước, nhưng phải đến vài năm gần đây mới thật sự nở rộ tại Việt Nam. Những công ty thuộc lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp (spa, nail salon…) như Everly, Mommy Spa & Skincare, 30Shine, Sakura Beauty đã tiên phong ứng dụng phần mềm quản lý công việc Base WeWork. Ngành tóc hoàn toàn cũng có thể tìm đến công nghệ như một lời giải cho bài toán quản lý (chuỗi) salon.

Base Wework – giải pháp quản lý và công việc toàn diện 

Base Wework thuộc quyền sở hữu của CTCP Base Enterprise – một startup công nghệ trẻ dẫn đầu trong lĩnh vực B2B tại Việt Nam và đã nhận được 1,3 triệu USD từ các quỹ đầu tư. Ứng dụng vừa kế thừa tinh hoa của các mô hình quản lý quốc tế, vừa Việt hóa với giao diện thân thiện với người dùng và hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt. Riêng đối với ngành tóc, Base tự tin sẽ trở thành trợ thủ đắc lực cho các nhà quản lý trong việc vận hành & quản trị salon.

Chuyển đổi tất cả kế hoạch từ group chat, bảng viết, giấy tờ… lên nền tảng công nghệ:  Trưởng bộ phận dễ dàng khởi tạo danh sách công việc, giao trực tiếp đến nhân viên và gán deadline. Thay vì công việc được theo dõi qua tin nhắn hoặc giấy note, tại WeWork, khi hoàn thành xong một nhiệm vụ, nhân sự sẽ được đánh dấu trên ứng dụng và thông báo tự động được gửi tới những người liên quan. Dựa vào đó, ứng dụng sẽ tổng hợp số liệu và tự động xây dựng biểu đồ báo cáo tình hình công việc.

Nhân sự hẳn từng thấy mệt mỏi vì phải viết đi viết lại cùng một dạng dự án nhiều lần cho nhiều thời điểm khác nhau. Ví dụ như tháng trước, team Marketing đã hoàn thành dự án event khai trương salon mới, tháng này tổ chức vài sự kiện tương tự cho một số địa điểm khác,…Giờ đây, Wework đã giúp mọi người làm thay công việc đó bằng tính năng lặp lại. Một dự án có thể được nhân bản nhiều lần chỉ bằng vài click.

Cập nhật thông tin mọi lúc mọi nơi: Base Wework là lời giải hoàn hảo cho bài toán cập nhật và chia sẻ thông tin. Nếu như trước kia, nhân sự phải dựa vào việc trực tiếp đọc bảng thường xuyên để có thể nắm bắt được tình hình thì nay mọi dữ liệu đều sẵn có trên ứng dụng. Các thành viên, dựa theo quyền hạn của mình, được phép chia sẻ và nhận thông tin mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị, không còn lo lắng bị bỏ lỡ thông tin quan trọng.

Cộng tác toàn diện: Trái ngược với tình trạng trao đổi công việc nhưng “tin nhắn trôi” hay “lời nói gió bay”, ứng dụng Base Wework mang đến cơ hội để mọi người giao tiếp và trao đổi ý kiến online bằng cách comment bình luận. Không những thế, các thành viên còn có thể thoải mái chia sẻ và quản lý tài liệu chung mà vẫn đảm bảo tính bảo mật.

Ứng dụng thực tiễn: Case study 30Shine

30Shine là ví dụ điển hình của một chuỗi salon tóc tham gia chuyển đổi số và lựa chọn Base Wework làm công cụ quản lý công việc. Với quy mô 3000 thành viên, việc sắp xếp, lên kế hoạch đào tạo đội ngũ nhân sự không phải là điều dễ dàng.

Trước đây, phòng Đào tạo 30Shine luôn hữu hình hóa kế hoạch training bằng cách viết/ vẽ lên bảng, chia làm 3 ô tương ứng với 3 bước: ý tưởng, danh sách công việc cần làm (to-do list) và hoàn thành công việc (thời gian và nhân sự chịu trách nhiệm). Mỗi dự án đào tạo sẽ được ghi trên giấy nhớ dán vào các ô giai đoạn khác nhau. Một dự án hoàn thành ở giai đoạn này sẽ được di chuyển và dán vào ô giai đoạn tiếp theo trên bảng. Nếu tiếp tục quản lý công việc bằng cách này, tốc độ đào tạo sẽ không thể bắt kịp được tốc độ phát triển của hoạt động kinh doanh tại 30 Shine.

Là một doanh nghiệp trẻ, coi trọng tính chuyên nghiệp và đã từng sử dụng nhiều ứng dụng khác nhau, 30Shine khá kỹ tính trong việc lựa chọn giải pháp cho phòng Đào tạo. Với những tính năng nổi trội kể trên, phần mềm Base Wework đã chinh phục được 30Shine. Mọi công việc dần chuyển đổi lên nền tảng số. Chỉ sau 2 tháng triển khai 30 tài khoản cho toàn bộ nhân sự của phòng, tỉ lệ sử dụng đã gần chạm đến 70%.

Tạm kết

Chưa khi nào việc đầu tư cho công nghệ để quản trị doanh nghiệp tốt hơn lại đúng đắn như lúc này – khi công nghệ hóa nay đã được xem là thiết yếu và ứng dụng hỗ trợ quản lý công việc như Base Wework ra đời, chứng minh hiệu quả gấp nhiều lần so với phương thức truyền thống. Mong rằng các doanh nghiệp ngành tóc sẽ sớm tìm hiểu và cân nhắc triển khai chuyển đổi số để bắt kịp bước đi của thời đại.

Hãy đăng kí ngay TẠI ĐÂY để nhận tư vấn thông tin chi tiết và demo sản phẩm Base Wework nhé!

Về doanh nghiệp

Thị trường tóc tại Việt Nam đang được các chuyên gia trong ngành đánh giá là vô cùng sôi động và đầy cạnh tranh. Theo thống kê, hiện nay có hơn 50.000 salon tóc trên toàn quốc, trong đó 15% salon hạng A, 28% salon hạng B và phân khúc thấp hơn chiếm phần còn lại. Các salon được xếp vào hạng B+ với mức doanh thu trung bình 500 triệu đồng/ tháng/ salon trở lên, quy mô nhân sự 20-30 người bao gồm bộ phận back office như Marketing, Nhân sự, Kế toán, Đào tạo….và chủ yếu hoạt động theo chuỗi. Những thương hiệu salon này được sáng lập và điều hành bởi các nhà tạo mẫu tóc nổi tiếng, quản lý ít nhất 3-4 cơ sở.

Quy mô doanh nghiệp: 51-200 nhân sự