khóa uốn chuyên nghiệp 5.000.000 vnđ/1 khóa

10:20 02/02/2021

 kỹ thuật uốn tóc

BÀI 1: KHÁI NIỆM NGHỀ UỐN TÓC
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN NGHỀ UỐN TÓC TRÊN THẾ GIỚIKhởi nguyên từ thời Eguptians & Romans nhưng thực sự phát triển vào những năm 1905 đầu thế kỷ XX khi ông CHARLER chế tạo máy uốn nóng. Phương pháp của ông dùng sức nóng chuyển qua những ống cuốn tóc bằng những dây điện từ máy phát điện (nhiệt )
Cách uốn quăn xoắn tóc là cách được sử dụng đầu tiên và được quắn từ trong ra ngoài (dành cho máy tóc dài).
– Năm 1926 cách quấn từ ngọn vào gốc được áp dụng rất tiện cho những mái tóc ngắn, cách này làm tóc dợn từ da đầu ra đến ngọn.
– Năm 1931 cách uốn nóng sẳn được hình thành, không giống như cách kẹp dính với máy điện mà cặp với tóc đã cuốn sẳn sau khi kẹp đã được hơi nóng trên máy.
– Năm 1932 cách uốn nóng được tạo ra bởi giấy hóa học thấm nước.
– Năm 1938 – 1939 cách uốn lạnh được áp dụng đầu tiên tại California (mỹ) và đến 1940 được sử dụng rộng rãi trên toàn nước Mỹ và được phổ biến rộng rãi khắp cho đến ngà hôm nay.
Vì sau uốn lạnh được ưa chuộng ?
– Không cần sử dụng điện lực nên không cần máy móc đắt tiền.
– Nhanh chóng hơn cách uốn nóng.
– Khách hàng được thoải mái hơn.
Tuy nhiên những trở ngại do uốn lạnh gây ra cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chăm sóc và bảo vệ tóc mà người thợ cũng cần hiểu rõ.
E Vì không cần sự hổ trợ của nhiệt độ từ điện lực, nên nồng độ thuốc được sử dụng để có thể làm thay đổi cấu trúc bên trong sợi tóc, khi muốn thay hình đổi dạng mới. Sẽ mạnh (độ PH) hoặc cao hơn so với các loại thuốc uốn nóng và hóa chất thường sử dụng ở đây:
VD : Salt ammonium ,Thioglycolate , hoặc những chất kiềm mạnh …….. kết quả là nếu sử dụng không đúng với tình trạng tóc sẽ làm sợi tóc khô, sơ, hoặc xù và nặng hơn nữa có thể bị biến dạng hoặc đứt trong quá trình sử dụng. Để khắc phục tình trạng này, nhiều hãng bào chế đã không ngừng cải tiến để sản xuất ra nhiều dung dịch thuốc uốn không có nhiều chất kiềm hoặc các loại thuốc trung tính hay acid, để làm giảm sự tác hại cho mái tóc khi uốn.BÀI 2 : NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG TRƯỚC KHI UỐN TÓC

I. Khái niệm về uốn tóc bền nếp : Permannat wave.
Uốn tóc bền nếp là những thao tác thực hiện trên mái tóc để có một mái tóc quăn nhân tạo nhưng lâu bền, không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân môi trường như : độ ẩm, thời tiết nắng, mưa và chịu được những hành động khác tác động lên như : gội đầu , chải, sấy ….
II .Những hiểu biết cần thiết :
Có 2 tác động chính trong quá trình uốn tóc.
– Tác động vật lý :cách quấn tóc.
– Tác động hóa học : thuốc uốn tóc , thuốc ngưng động ( thuốc dập)
Muốn thành công trong uốn tóc, học viên phải hiểu rõ từ lúc khởi sự quấn tóc cho tới khi thấm thuốc và làm ngưng động để giữ cho tóc sau khi uốn được lọn quăn đẹp và bền bỉ.

· Tác động vật lý :
Khi quấn tóc sao cho tóc không bị căng kéo quá chặt mà phải ôm sát thân cây uốn một cách vừa vặn đủ để khi thấm thuốc, sẽ có độ giãn nở và chịu theo cây uốn một cách tự nhiên.

· Tác động hóa học : lần 1 (thuốc uốn)
Sợi tóc được duy trì bảo vệ bởi những sự liên kết hóa học là Hydro và Lưu huỳnh. Hai năng lực này tạm thời bị cắt đứt trước khi sợi tóc thay hình đổi dạng mới.

Chất Protein của lớp sừng bao gồm axit amin nằm kề nhau như là những mắt xích. Một trong những axit amin (sistin) có thể thành lập 1 cầu nối giữa hai dãy Protein.

Khi uốn tóc ta sử dụng nước đồng thời với chất Thio có khả năng làm gãy một phần cầu nối Dissunfur. Điều này làm phá bỏ cấu trúc Protein cũ và có thể xê xích trong một khoảng cách rất nhỏ để chuyển sang một vị trí khác. Và trở thành dãy cấu trúc Protein mới sau khi uốn.
* Tác động hóa học: lần 2 (thuốc dập)
Dưới tác động của Oxy , cần nối Dissunfur được thiêt lập lại cho đến khi có phản ứng này. Những thành phần của cầu nối tìm thấy những chất ở gần đó có dạng một cầu nối cũ và một cầu nối mới có thể hình thành.
Nhờ tác động này mà sợi tóc sau khi uốn được thay đổi và đứng lại để có một hình dạng mới cách lâu bền.

III. Khảo sát tình trạng tóc :
– Đây là một khả năng cũng như yêu cầu rất quan trọng mà một người thợi muốn uốn tóc thành công cũng cần hiểu rõ.
– Mục đích việc khảo sát đúng tình trạng tóc để có thể quyết định kiểu tóc cần thiết kế, thuốc cần sử dụng, phương pháp cần thực hiện. Trong trường hợp cấp bách có thể tư vấn thay đổi hoặc từ chối thực hiện vì sức khỏe của khách hàng hay vấn đề thẩm mỹ nghề nghiệp.
1. Tình trạng da đầu :
Cần phải xem xét da đầu 1 cách cẩn thận. Những vết thương do bị trầy sướt hoặc lở trên da đầu có thể làm ảnh hưỡng đến sức khỏe của khách hàng.

2. Những khảo sát về tóc :
A – Tính thẩm thấu của tóc :

Đây là khả năng hút thấm chất lỏng của sợi tóc. Vì sự hút thấm này có liên quan mật thiết đến tốc độ nhận thuốc uốn nên học viên cần phải nhận biết để tăng hay giảm thời gian cho quá trình phát triển của tóc. Nếu không được phân loại kỹ càng, mái tóc sẽ bị hư hại khi chọn nồng độ thuốc không thích hợp hoặc thời gian quá mức cần thiết.
Thời gian ngấm thuốc của tóc sẽ tỉ lệ thuận với khả năng hút thấm chừng nào thời gian ngấm thuốc càng ngắn chừng ấy.
Khả năng này chịu ảnh hưởng của sức khỏe, phong thổ, thời tiế nắng gió hoặc bị lạm dụng hóa chất trước đó.

· Cách phân loại khả năng hút thấm:
Hút thấm xấu :
Thường là loại tóc nguyên thủy, có cấu trúc sợi to, lớp vỏ ngoài nằm sát vô thân tóc , loại tóc này đề kháng lại với các loại hóa chất uốn tóc. Cần có thuốc loại nồng độ mạnh và thời gian dài hơn cho quá trình thực hiện.

Hút thấm ôn hòa:
Có cấu trúc sợi nhỏ hơn, hoặc đã qua một lần bị tác động bởi hóa chất nhưng chưa bị tổn hại nhiều. Nên sử dụng thuốc và thời gian trung bình.

Hút thấm tốt:
Loại này có lớp vỏ ngoài vươn ra từ thân sợi tóc, có nhiều lỗ hút thấm hơn các loại trên, nên khả năng hút thấm tốt và thời gian tương đối ngắn . Nên chọn loại thuốc trung bình.

Hút thấm cực mạnh:
Đây là loại tóc hư cháy, bị tổn thương nhiều do nhuộm, tẩy, duỗi … khả năng hút thấm chất lỏng cực mạnh. Nên có biện pháp bảo vệ thật kỹ khi thực hiện. Chọn các loại thuốc có nồng độ nhẹ cho thích hợp đồng thời chứa nhiều dưỡng chất, lưu ý thời gian rất ngắn.

Loại tóc hư hỏng nặng:
Bị tổn hại bởi những lần lạm dụng hóa chất trước đó mà không được chăm sóc đúng mức. Tóc rất giòn và khô, dể đứt, không nên uốn loại tóc này cho đến khi chữa trị xong hoặc cắt bỏ.

Cách thử khả năng hút thấm:
Cách 1 : Cầm một nhúm tóc khô, chải suôn, giữ đuôi tóc chặt bằng hai ngón tay cái và trỏ của một bàn tay, dùng một ngón tay kia vuốt ngược lại từ đuôi tóc vô da đầu. Nếu ngón tay đi không trơn hoặc dễ dàng, tóc bị dúm lại, gợn sóng thì đây chính là loại tóc có nhiều lỗ hút thấm. Tóc càng dúm nhiêu chừng nào khả năng hút thấm nhiều chừng ấy.
Nếu ngón tay vuốt đi trơn tru, không bị dừng lại thì lớp màng ngoài nằm thật sát vô thân sợi tóc, cho nên loại tóc này có ít lỗ hút thấm.

Cách 2 : Cắt tóc khô bằng kéo, nếu cắt dễ dàng thì chứng tỏ tóc có nhiều lỗ hút thấm và ngược lại.
Cách 3: Để tóc ướt dưới mái sấy, nếu sấy lâu hơn bình thường tóc mới khô, thì chứng tỏ tóc ngậm nhiều nước vì lỗ hút thấm nhiều hơn.

B. – Sự kết cấu của tóc:
Tùy theo đường kính của từng sợi tóc, thô to hay mịn nhỏ. Sự kết cấu này và khả năng hút thấm có liên quan mật thiết với nhau .Trong việc chọn lựa nồng độ thuốc và thời gian phát triển của tóc.
– Tóc sợi nhỏ, đường kính hẹp sẽ ăn thuốc nhanh hơn tóc to sợi nhưng có ít lỗ hút thấm hơn.
– Tóc to sợi có nhiều lỗ hút thấm sẽ ăn thuốc nhanh hơn tóc nhỏ sợi nhunh ít lỗ hút thấm.
– Sự kết cấu này cũng ảnh hưởng không nhỏ trong việc thiết kế kiểu tóc, sử dụng cây uốn tóc, trong lượng thuốc cần sử dụng.
C. – Tính đàn hồi của tóc:
Đây là điều rất quan trọng cần để ý khi uốn tóc. Tất cả các loại tóc đều có tính co giản. Tùy theo điều kiện mà thể hiện nhiều hay ít. Nếu không có sự mềm dẻo này sẽ không có những lọn tóc quăn hay dợn khi uốn.Tóc càng dẻo dai chừng nào thì lọn quăn được giữ lâu bền chừng ấy.
Ngày này do sự lạm dụng hóa chất một cách thiếu hiểu biết nên sự tổn hại cho tóc rất thường gặp đối với các người thợ, nên tư vấn kỹ với khách hàng về cách chăm sóc bảo vệ và nên chọn những thương hiệu có uy tín để việc uốn tóc được đảm bảo an toàn theo kỷ thuật. Một mái tóc đẹp ngoài sự thể hiện về kiểu dáng còn đòi hỏi đến sự khỏe mạnh bằng cách chứng tỏ sự dẻo dai đàn hồi của nó.
· Cách thử sự dẻo dai của tóc:
· Cầm một sợi tóc bằng hai ngón ta cái và rồi kéo ra từ từ. Nếu càng kéo giãn ra mà tóc không bị đứt, thì tóc có tính dẻo dai tốt. Bình thường tóc có thể kéo dài khoảng 1/5 chiều dài của nó, và sẽ co lại khi buông ra. Tóc ướt có thể kéo giản từ 40% đến 50% chiều dài của nó. Tóc có nhiều lỗ hút thấm sẽ giãn nhiều hơn tóc có ít lỗ hút thấm.
· Loại tóc không dẻo dai: dấu hiệu của loại này là mềm nhão , xốp , dễ rối.
Loại tóc này khó có thể uốn và duy trì được các lọn quăn mạnh mẽ.
Có vài loại hóa chất thích hợp cho việc uốn loại tóc này. Nên dùng ống cuốn có ờng kính nhỏ hơn, cho tóc có sức co giản tốt.
Tỷ trọng của tóc:
Một lượng tóc trên chu vi da đầu, mật độ dày mỏng này giúp người thợ chọn lựa kích cở cây cho việc thiết kế kiểu tóc muốn uốn.
– Đối với loại tóc nhiều : thông thường nên chia tóc nhỏ hơn, sử dụng ống cuốn lớn hơn.
– Đối với loại tóc thưa: chia tóc nhỏ hơn và dùng ống cuốn cũng nhỏ hơn để tóc được quăn sát vô da đầu. Không nên rẽ tóc quá to hoặc căng kéo sẽ dễ làm đứt tóc.

Các dạng thuốc uốn tóc thường được sử dụng hiện nay:
Thuốc uốn tóc dạng kiềm và thuốc uốn dạng acid.
1/ Thuốc uốn tóc dạng kiềm:
Thành phần Amonium Thioglycolato đóng vai trò chính trong dung dịch thuốc này. Với vai trò phá vở phần liên kết của các cầu nối Disulfur trong chất sừng của sợi tóc. Với nồng độ PH da động từ 7,4 đến 9,1.
2/ Thuốc uốn dạng Acid:
Thành phần chủ yếu là Eser của Acid Thioglyconque hay Acid Monotyoglycolique (glyxerin) +kiềm yếu. Với vai trò phá vỡ từng phần những cầu nối Disunfur trong chất sừng sợi tóc. Loại này thích hợp với các loại tóc yếu hoặc tổn thương nhiều.

Chú ý:Những loại thuốc uốn tóc ngoài thị trường đang được lưu hành hiện nay, trừ một số thương hiệu có uy tín, đa số được pha chế đơn sơ hoặc thiếu sự ổn định.Trước khi sử dụng nên kiểm tra bằng cách thử nồng độ PH để sử dụng thích hợp an toàn hơn.
Những loại nào có nồng độ PH càng cao thì sự tác dụng lên tóc càng mạnh và dĩ nhiên gây tổn thương cho tóc càng lớn. Nên thận trọng và cần chăm sóc tốt trong suốt quá trình thực hiện.
Thuốc có nồng độ PH thấp hoặc nghiêng về tính Acid sẽ phù hợp hơn với các loại tóc trung bình hay yếu.
· Các ký hiệu thường gặp được in trên hộp thuốc
Số : 0 hoặc R hoặc màu đỏ : thuốc mạnh
Số : 1 hoặc N hoặc màu xanh lá : thuốc trung bình
Số : 2 hoặc F,D hoặc màu xanh đậm : yếu
Ngoài ra một người thợ lành nghề có thể pha chế để có những nồng độ thuốc mạnh yếu khác nhau tương ứng với từng tình trạng tóc, hoặc có thể sử dụng các sản phẩm tăng cường hỗ trợ để trong quá trình thực hiện sẻ tạo ra một sản phẩm uốn được hoàn hảo về mọi mặt, chẳng những phải đẹp về hình thức mà còn mạnh khỏe bóng mượt và bền lâu hơn.

IV. Các dạng cây uốn cơ bản:
Có nhiều dạng cây uốn với hình dạng, chất liệu và kích cỡ khác nhau, nhầm tạo điều kiện để cho người thợ có thể sánh tạo ra nhiều kiểu tóc thể hiện cá tính khác nhau cho mọi đối tượng khác hàng của mình. Nhưng nhìn chung các loại sẻ được trình bày dưới đây sẻ là yếu tố cơ bản nhất và không thể nào thiếu được ở bất cứ salon nào.
Lựa chọn đúng loại ống cuốn sẻ mang lại kết quả tốt đẹp khi uốn tóc. Các cỡ (đường kính của ống cuốn) sẻ kiểm soát hình dạng sợi tóc khi uốn. Tất cả các loại ống cuốn điều có nhiệm vụ giữ tóc theo chiều quấn hoặc tạo kiểu theo ý đồ mà không bị bung ra.
Có hai loại thông dụng trên các tiệm uốn tóc hiện nay
1. Loại mặt lõm
Có đường kính hẹp, nhất là ở giữa và phình ra ở hai đầu, được sử dụng cho các loại tóc uốn quăn sát da đầu, khi cuốn tóc lên ống, kết quả phần ngoài hai đầu sẻ dợn lớn hơn phần tóc trong giữa ống.
Như vậy đuôi tóc sẻ quăn nhiều hơn và càng vô gần da đầu lọn quăn càng lớn hơn ra.
2. Loại mặt bằng:
Loại này có chu vi và đường kính gần bằng nhau, có thể hơi lõm vô ở giữa, thường được sử dụng để uốn cho các loại tóc dợn, uốn tạo nếp nhẹ, hoặc những kiểu đơn giản.
Ngoài ra hiện nay người thợ lành nghề có khả năng chế tạo ra nhiều loại cây uốn khác nhau nhầm là tăng thêm cá tính cho các mẫu tóc uốn hoặc tạo sự riêng biệt phù hợp với đặc điểm thương hiệu của riêng mình.
V. Các cách quấn tóc:
Có nhiều cách quấn tóc nhầm tạo ra các kiểu khác nhau, nhưng sau đây sẻ là 3 kiểu cơ bản nhất:
1/ Quấn ống ngang: nhầm mục đích tạo ra các dạng tóc dợn, có thể uốn tạo thành dợn sau hay tạo nếp.
-Uốn sát chân tóc: giúp phồng gốc tóc.
-Uốn cách xa chân: giữ sự tự nhiên ở phần chân tóc, sát với da đầu.
2/ Quấn ống đứng: tạo các lọn tóc bung hoặc xù theo ý đồ tạo kiểu.
3/ Quấn ống nghiêng: thường dùng trên các loại tóc tém, ngắn để tạo nếp tóc theo một chiều hướng xác định.
Ngoài ra, còn có các kiểu quấn khác nhau như: quấn cây đôi, trong lớn ngoài nhỏ theo hướng từ gốc ra ngọn, hoặc uốn các kiểu tóc phồng gốc ngọn thẳng bằng cách quấn từ gốc ra ngoài và thả ngọn tự do.( G/v phụ trách có thể giới thiệu thêm nhiều cách mới lạ hoặc sở trường để họ viên tham khảo)

VI. Những lưu ý khác:
1/ Giấy quấn tóc: giấy này có nhiều lỗ nhỏ li ti rất cần thiết cho việc quấn tóc lên ống. Sử dụng một cách chính xác sẻ tạo ra những lọn quăn điều đặn, trơn tru. Nó giúp tránh được tình trạng đuôi tóc quăn xoắn tít hoặc làm giòn, làm gẫy cúp tóc. Nó còn có lợi cho việc uốn các loại tóc so le dài ngắn khác nhau.
Có 3 cách dùng giấy quấn như sau:
– Quấn giấy đôi.
– Quấn giấy chiếc
– Quấn giấy nhập đôi
Dùng cách nào cũng có hiệu quả nếu được áp dụng đúng cách.
2/ Bảo vệ khách hàng:
Áo choàng, khăn lông, bông gòn, khăn giấy… là những dụng cụ cần thiết để bảo vệ y phục ngăn chặn thuốc có thể chảy, nhiễu gây ảnh hưởng đến sự an toàn cho khách hàng khi uốn tóc.
3/ Bảo vệ thợ và dụng cụ hỗ trợ uốn tóc:
Găng tay, kẹp chia tóc, lược nhọn, kệ đựng dụng cụ, giấy uốn tóc, chén nhựa, cọ thấm thuốc, bình xịt thuốc, mũ nhựa, ngoài ra còn một số dụng cụ cần thiết phục vụ cho từng khách hàng hoặc từng kiểu tóc riêng biệt theo yêu cầu cần phải có. Để đạt kết quả tốt và thể hiện tính chuyên nghiệp cho công việc, người thợ nên chuẩn bị đầy đủ và chu đáo trước khi tiến hành uốn tóc.
Tóc nhuộm tẩy : không được dẻo dai lắm , nên rẽ tóc nhỏ đồng thời dùng ống cuốn lớn hơn.
Tóm lại : Cở rẽ tóc và ống cuốn tóc sẽ quyết định cho kiểu tóc quăn nhiều hay chỉ làm dợn, tạo nếp nhẹ khi uốn tóc.
b) Cách quấn tóc: để có những lọn tóc dợn nhiều, mạnh , phải quấn tóc thẳng, gọn gàng lên từng ống cuốn mà không trì kéo, căng tóc…..vì khi thấm thuốc tóc sẽ tự động giản ra. Tóc quấn quá chặt hay quá căng sẽ cản trở sự ngấm thuốc uốn và dập hoặc còn có thể làm đứt tóc.

VII. Phương pháp uốn tóc.
1/ Gội đầu trước khi uốn:
Nên dùng các loại dầu gội nhẹ, hoặc cân bằng để tẩy các chất dơ từ mồ hôi, bụi khói hoặc mỹ phẩm đã sử dụng trước đó. Không được chà xát mạnh quá có thể gây ảnh hưởng không tốt đến da đầu trong suốt quá trình thực hiện.
2/ Cắt , tỉa trước khi uốn:
Có thể dùng dao hay kéo cắt tóc tạo kiểu cơ ban trước hoặc sau khi gội đầu. Nên chú ý đến kết cấu của máy tóc khi cắt.
VD : tóc to sợi hoặc trung bình, vuốt ngọn tóc cho vừa đủ nhọn để khi uốn tóc có một hình thể cong manh. Nếu cắt nhọn quá, sẽ rất khó quấn và có thể ngọn tóc sẽ bị quăn tít.
Các loại tóc nhỏ sợi, mềm, hư, cháy, …..nên cắt bằng kéo khi tóc còn khô, không nên cắt quá nhọn hoặc tỉa quá mỏng tóc dể bị xoăn tít ở ngọn. Nên nhớ, chiều dài của tóc phải đủ để quấn hai vòng quanh ống cuốn. Nếu cần có thể cắt tỉa đuôi sau khi đã uốn.
Muốn có một mái tóc đẹp thiết nghỉ hãy hết sức thận trọng trong khi cắt tỉa.
3/ Chọn ống cuốn theo kiểu đã thiết kế:
Tuỳ theo ý đồ tạo kiểu mà nên chọn các kiểu ống cuốn cho thích hợp như đã nêu trên trong phần vai trò của ống cuốn tóc.
4/ Cách chia và cuốn tóc:
a) Chia tóc: chia tóc ra nhiều phần chính theo yêu cầu cần thiết kế một kiểu tóc muốn uốn.
Từ phần chính này có thể chia ra các phần phụ nhỏ hơn, Một cách đều đặn ( chiểu dài, chiều ngang) cỡ tóc rẽ ra sẽ nhỏ hơn hoặc bằng chiều ngang ống cuốn.
Vd : Tóc to sợi : mọc dày hơn đòi hỏi ống cuốn lớn, rẽ tóc hẹp để tóc được cuốn theo chiều dễ hơn.
Tóc trung bình : rẽ vừa phải, dùng loại ống cuốn trung bình
Tóc nhuộm tẩy: không được dẻo dai lắm nên rẻ tóc nhỏ đồng thời dùng ống cuốn lớn hơn.
Tóm lại: cỡ rẽ tóc và ống cuốn sẽ quyết định cho cỡ tóc quăn nhiều hay chỉ làm dợn, tạo nếp nhẹ khi uốn tóc.
b) Cách quấn tóc: để có những lọn tóc dợn nhiều, mạnh, phải quấn tóc thẳng, gọn gàng lên từng ống cuốn mà không trì kéo, căng tóc… vì khi thấm thuốc tóc sẽ tự động giãn ra. Tóc quấn quá chặt hay quá căng sẽ cảng trở sự ngấm thuốc uốn và dập hoặc còn có thể làm đứt tóc.
– Quấn tóc thẳng gốc với da đầu : lọn tóc sẽ quăn nửa chừng ở chân tóc, rất thông dụng để chải nhiều kiểu khác nhau.
– Quấn tóc có gốc nhọn với da đầu : lọn tóc sẽ quăn hoặc làm thành dợn xa da đầu.
– Quấn tóc có gốc tù hoặc rộng hơn 900 : lọn tóc sẽ được quăn ngay chân tóc giúp tóc bồng lên và dày hơn.
5/ Uốn trực tiếp và uốn gián tiếp:
· Uốn trực tiếp:

– là cách quấn tóc vừa chấm thuốc vừa uốn. Nếu không đều tay hoặc chậm quá thi tóc sẽ quăn không đều.
· Uốn gián tiếp :
– Quấn trên tóc ẩm ướt ( hoặc có thể thoa thuốc trước) cho đến khi hoàn chỉnh , sau đó cho thuốc vào. Cách này hiện nay được sử dụng nhiều hơn.

6/ Cách thoa thuốc và thời gian phát triển.
Dùng loại bình bằng mủ có đầu nhọn chứa thuốc ( nếu loại thuốc hộp thì đã được thiết kế sẳn) , dùng tay bóp cho thuốc chảy ra, điều chỉnh dể dàng mà không bị hao, chất thuốc được xịt ra từ từ sẽ thấm sâu vào ống cuốn cùng tóc.

Cách thoa thuốc uốn tóc: có thể thoa trước hoăc sau khi đã quấn
+ Thoa trước :
Sau khi gội đầu và chậm khô bằng khăn, phải thấm sơ bằng thuốc nhẹ, tóc sẽ dễ quăn hơn , thoa cách da đầu khoảng 1cm và ngọn 2cm .Sau đó lấy lược chải ra ngọn tóc.
+ Thoa sau :
Khi đã quấn xong mái tóc, phải thấm thêm lượng cuối cùng lên từng ống cuốn và bảo đảm cho mái tóc thấm đều và đủ thuốc.
Tính thời gian phát triền.
Đây là thời gian đòi hỏi để tóc ăn thuốc và thay hình dạng theo ống cuốn. Nó tùy thuộc vào sự mạnh hay yếu của thuốc, sự kết cấu, sự hút thấm, tình trạng tóc, chiều dài, thân nhiệt, môi trường nhiệt độ xung quanh,…
Có thể chấm thêm thuốc trong thời gian này bởi các lý do sau :
– Tóc bị khô vì thuốc bốc hơi.
– Lúc thấm thuốc không đều.
– Chọn không đúng nồng độ thuốc.
– Không theo đúng chỉ dẩn của nhà sản xuất thuốc…..
Sự thêm thuốc lần này sẽ rút ngắn thời gian phát triển, theo dõi cẩn thận đừng để tóc phát triển quá độ.
+ Những lưu ý cần thiết :
Thời gian ấn định để lọn tóc có hình dạng S là do ở thời gian phát triển. Tóc sẽ từ từ trở thành chữ S và đường kính của ống cuốn cở nào thì chữ S ( lọn dợn) sẽ hình thành theo cở đó.
Hình chữ S này sẽ trở thành một lần ở một khoảng thời gian ngắn nhất định mà thôi. Nếu sau khi đã hình thành rồi mà không ngưng thời gian phát triển, tóc sẽ bị quăn xoắn xít ( xù, giống tóc uốn xù se, cây nhỏ…..) vì sự quá hạn này và về sau sẽ dễ bị hư cháy.
Sự kết cấu, tình trạng tóc có ảnh hưởng rất lớn đến lọn quăn. Mái tóc có cấu tạo tốt sẽ cho những làn dợn mạnh. Tóc thưa, xấu, sẽ có kết quả không được tốt lắm.
Đối với những tóc phát triển không tới mức, sẽ cho những lọn quăn đơ, xấu xí hoặc không giữ được lâu.
7/ Làm ngưng đọng : (dập tóc)
Dung dịch thuốc uốn tạo thành những lọn quăn bằng cách thay đổi chất S-Bond trong sợi tóc. Ống cuốn tóc có nhiệm vụ thay đổi ( xê dịch cấu trúc tạm thời) hình dạng mới cho tóc uốn đến khi được làm nhưng đọng. Chất này vừa làm ngưng sự hoạt động của thuốc uốn tóc, vừa định hình cấu trúc mới.
thiết lập cho 2 quá trình trước đó. Làm các mối liên kết cứng lại theo cấu trúc vừa tạo thành.
Chú ý : hầu hết các hãng bào chế đòi hỏi phải xả thật kỹ thuốc uốn tóc bằng nước ấm, chậm khô từng ống cuốn tóc bằng khăn trước khi để thuốc dập vào. Trong thời gian này tóc ở trạng thái rất yếu và mềm mại, bất cứ sự đụng chạm mạnh nào cũng có thể làm tóc bị đứt.
Xịt thuốc dập lên từng cây uốn giống như lúc xịt thuốc uốn, làm 2 lần nếu cần, sau khi thấm thuốc xong. Giữ tóc trong thời gian khoảng 5 – 8 phút, cẩn thận tháo ống ra, đừng kéo giản tóc, chế thêm phần thuốc còn lại lên tóc sau ít phút rồi xã sạch bằng nước lạnh.
Có thể gội sơ với dầu gội nhẹ hoặc neutral shampoo và xả với dầu xả dưỡng tóc để giữ cho lọn tóc được bền và mềm mại hơn.
Khuyến cáo :
– Tránh đừng căng kéo tóc quá mạnh khi chải.
– Đừng dùng nhiệt độ quá nóng khi sấy tóc.
– Đừng nhuộm, tẩy hay dùng bất cứ hóa chất nào khác có thể gây hại cho mái tóc vừa uốn.
– Nên giữ tóc ở tình trạng đã tạo qua 48h mới tiếp xúc với chất lỏng hay gội đầu.
– Khuyên khách hàng nên gội đầu với các loại dầu nhẹ dành cho tóc đã tiếp xúc với hóa chất. Dùng các loại dưỡng đặc biệt theo tình trạng tóc, hoặc đến Salon đúng kỳ hạn để được tư vấn về chăm sóc tóc và tạo kiểu đẹp hơn.

Tóm lại :
Kỹ thuật uốn tóc là một nghệ thuật phục vụ khách hàng rất quan trọng đối với mọi người thợ, đặt biệt với các học viên đang học nghề cần phải thường xuyên trao dồi luyện tập để khi thực hiện thao tác được nhuần nhuyễn chính xác. Đó là một đức tính cần cù và tỉ mỉ của tất cả các người thợ yêu nghề cần phải có.
Để đạt được sự thành công trong việc uốn tóc bền nếp, các học viên nên lưu ý những điều cơ bản sau:
– Đánh giá chính xác tình trạng tóc
– Kỹ thuật cuốn tóc
– Cây uốn và kích cở
– Định hướng của cây uốn theo thiết kế
– Chia, rẽ tóc thích hợp
– Chọn đúng thuốc theo tình trạng tóc đã khảo sát
– Thử độ quăn của tóc
– Sử dụng các sản phẩm hổ trợ đúng theo yêu cầu, từng giai đoạn cụ thể.
– Tư vấn khách hàng chăm sóc và tạo kiểu tóc tốt.

BÀI 3 : CÁCH UỐN CÂY XƯƠNG VÀ ỐNG GAI

Cách chia tóc :
– Đường ngôi giữa mái 5/5
– Đường ngôi 1 bên mái 3/7 hoặc 4/6
+ Mái chia lam 2 phần :
– Phần 1 từ đỉnh đầu xuống chân mày
– Phần 2 từ đỉnh đầu xuống mang tai
+ Chia tóc phần sau :
– Tóc phần sau chia làm 3 tầng
– Từ đỉnh đầu xuống mang tai phần 1
– Từ mang tai xuống cuối rái tai phần 2
– Từ rái tai xuống ót là phần 3
+ Chia tóc uốn phần sau :
– Khi cho tóc uốn phần sau đều chia 5 hàng theo chiều dọc.
– Khi uốn tóc chia thành hàng.
– Dùng đuôi lược lấy từng phần tóc 1
– Miếng nilong đặt ở phía dưới tóc
– Dùng cây chấm thấm chấm đều từ chân tóc ngọn tóc.
– Gấp 2 đầu uốn đặt ở dưới tóc, sau đó cuốn từ từ lên kéo dây thun qua bên kia của cây xương.

THỰC HÀNH CUỐN ỐNG GAI
õ Mái Hắt :
– lấy đường ngôi cho ngai
– Lấy tóc từ vần tráng qua đường ngôi
– Ngón tay trỏ để dưới tóc, ngọn tóc cốn vào tai trỏ
– Lúp vào chân, lấy kẹp tăm kẹp vào chân tóc
– Máy hất tả 4 hoặc 5 pẻn
õ Mái bay :
– Tả mái hất trước
– Tới phần mái bay
– Tất cả tả bay về sau
õ Tóc ngang :
– Tóc ngang phần 1 và 2 cuộn ống gai lớn cuộn xuống
– Phần 3 cuộn gai trung, cuộn xuống
– Mái hất tả pẻn
TÓC TÉM THƯỜNG
– Tóc tém phần 1 và 2 cuộn ống gai trung
– Phần 3 cuộn ống gai nhỏ, tất cả cuộn xuống
– Mái hất tả pẻn
TÓC NHẬT
– Tóc nhật cuộn ống gai trung
– Phần 2 cuộn ngược lên
– Phần 3 cuộn ống gai nhỏ , cuộn xuống
TÓC BUNG
– Tóc bung phần 1 cuộn ống gai trung, cuộn xuống
– Phần 2 cuộn ống gai trung cuộn ngược lên
– Phần 3 cuộn ống gai nhỏ cuộn xuống
TÓC LỌN
– Tóc bung phần 1 cuộn ống gai trung cuộn xuống
– Phần 2 và 3 cuộn ống gai trung cuộn ống đứng, cuộn về vành tai
– Mái hất tả pẻn
Tóc ngang , tóc Sì ton cuộn ống gai giống nhau

Tóc nhật, xì ton nhật – uốn cây xương lớn, thời gian 30 phút .
+ Tóc sư tử, tém sư tử – uốn cây xương lớn, thời gian 30 phút.
+ Mái hấp, mái bay – uốn cây xương lớn, thời gian 20 phút.
Các loại tóc xù :
+ Xù xe uốn cây xương lớn, vào thuốc số 1 để độ 45 phút chấm thêm 1 lần nước thuốc cho vào máy sấy 1 lần, để độ 15 phút lấy ra.
+ Xù gảy để đỗ tiếng, ( chấm 3 lần nước thuốc, cho vào máy sấy 3 lần)
+ Xù đủa để độ 45 phút chấm thêm 4 lần nước thuốc, mổi lần chấm cho vào máy sấy 1 lần, khi tóc quăn lấy tóc ra để độ 10 phút rồi gỡ tóc ra.

Bước 1: PHÁN ĐOÁN CHẤT TÓC

  • Quan sát: Độ bóng, màu sắc và tầng lớp của sợi tóc:

– Độ bóng : Nếu như tóc khỏe thì lớp biểu bì của sợi tóc sẽ đóng chặt, dưỡng chất và nước đầy đủ thì tóc lúc nào cũng có độ bóng. Nếu lớp biểu bì tóc mở, tóc mất đi dưỡng chất và nước dẫn đến tình trạng bị khô sơ, độ bóng kém.

– Màu sắc: Màu sắc càng sáng thì tóc càng yếu (Trừ trường hợp tóc của khách hàng đã qua dịch vụ nhuộm đen).

  • Sờ và cảm nhận sợi tóc thô hay tơ, cứng hay mềm, lượng tóc nhiều hay ít. Kiểm tra thông số thành hình của sợi tóc:

– Kéo đứt sợi tóc: Tiếng kêu càng lớn thông số thành hình càng tốt, tiếng kêu nhỏ thông số thành hình kém.

– Kéo để kiểm tra độ giãn nở của tóc: Độ giãn nở càng thấp thì thông số thành hình tốt, độ giãn nở càng cao thông số thành hình kém.

Bước 2: TƯ VẤN KHÁCH HÀNG

  • Căn cứ vào yêu cầu của khách hàng, chúng ta có thể kết hợp với kiến thức chuyên nghiệp để thiết kế cho khách hàng kiểu tóc phù hợp với khuôn mặt, độ dài ngắn của tóc, che đi các khuyết điểm của khuôn mặt. Tư vấn cho khách hàng những kiểu tóc mới và thịnh hành nhất của năm.

Bước 3: CẮT TÓC

  • Xác định độ dài của kiểu tóc: Tầng lớp càng cao hiệu quả sóng sẽ bồng bềnh và tản mạn, tầng lớp thấp thì lọn sóng sẽ tập trung và bện lọn.
  • Điều tiết lượng tóc: Không nên tỉa tóc quá mỏng sẽ mất đi kết cấu của kiểu tóc. Không nên tỉa quá sâu vào phía trong, ta phải tỉa làm sao để giảm trọng lượng cho tóc giúp tóc khi uốn xong có động nảy sóng nhất định.

Bước 4: PHỤC HỒI TÓC TRƯỚC KHI UỐN

  • Trong trường hợp tóc khỏe thì không cần phục hồi.
  • Đối với tóc yếu: Sử dụng phục hồi VirStar bôi đều lên trên tóc, massage từ 3-5 phút giúp tái tạo tầng lớp biểu bì, cung cấp thành phần nước, protein, hỗ trợ trong quá trình mềm hóa.

Bước 5: MỀM HÓA

  • Phương pháp pha thuốc cho từng chất tóc:

– Chất tóc yếu: pha tỷ lệ thuốc 3:7 rồi bôi đều lên trên tóc đã có phục hồi;

– Chất tóc trung bình: pha tỷ lệ thuốc là 5:5 rồi bôi đều lên trên nền tóc đã có phục hồi;

– Chất tóc khỏe: dùng 100% thuốc mềm hóa bôi lên trên nền tóc ẩm.

+ Trong quá trình bôi thuốc mềm hóa lần đầu tiên khoảng 10 phút sau đó kiểm tra độ mềm hóa. Nếu tóc bắt đầu có độ mềm hóa thì chúng ta có thể dùng nguyên bát thuốc thứ nhất bôi lần 2, nếu khi vào thuốc 10 phút mà không có độ mềm hóa thì ta tăng nồng độ thuốc lên tùy theo tình trạng tóc.

  • Cách lên thuốc mềm hóa: Lên thuốc theo góc độ cắt, tránh tình trạng lên thuốc không đều dẫn đến việc hiệu quả sóng không đồng nhất.
  • Khống chế mức độ mềm hóa:

– Đối với chất tóc khỏe: Ta tiến hành mềm hóa từ 85 – 90% là đạt chuẩn nhất để tóc không bị khô sơ;

– Đối với tóc tơ mảnh: Ta mềm hóa từ 90 – 95%, vì sợi tóc càng nhỏ thì độ thành hình kém. Vậy nên trong quá trình mềm hóa ta phải mềm hóa cao hơn so với tóc bình thường

  • Xả nước: trước khi đi xả nước, ta xịt đẫm nước lên tóc và massage khoảng 2-3 phút rồi đi xả.

Bước 6: NGÂM DƯỠNG

  • Mục đích ngâm dưỡng: Bổ sung dưỡng chất cho tóc trong quá trình mềm hóa bị mất đi, cân bằng nồng độ kiềm trong tóc.

Bước 7: LÊN TRỤC

  • Góc độ : Lên trục theo góc độ cắt càng cao lên trục càng nhiều, cắt theo góc độ càng thấp thì góc độ lên trục thấp đi.
  • Phương pháp lên trục: Mỗi một kiểu tóc khác nhau thì phương pháp lên trục khác nhau vậy nên áp dụng kiểu đầu nào thì ta lựa chọn kiểu lên trục đó (Ví dụ: Đối với kiểu tóc xoăn vểnh ta lên trục kiểu xoắn ốc..)
  • Hướng lên trục: Tùy theo các phương pháp cắt của mỗi người xác định theo hướng nào thì ta lên trục nghiêng về phía đó.
  • Khống chế lực độ: Trong quá trình khống chế thì ta nên áp dụng như sau:

–   Đối với tóc khỏe: thì lên chắc tay,

–   Đối với tóc yếu: thì lên lực độ vừa phải, chặt quá sẽ dễ bị bông xù.

Bước 8: KÍCH NHIỆT

  • Đối với tóc khỏe:

– Kích nhiệt lần 1 : bật máy nhiệt độ 50 độ thời gian là 5 phút sau đó tắt máy để nguội 3-5 phút;

– Kích nhiệt lần 2: bật máy nhiệt độ 50 độ kích trong vòng 4 phút sau đó tắt máy để nguội 3-5 phút;

– Kích nhiệt lần 3 : bật máy nhiệt độ 50 độ kích trong vòng 4 phút sau đó tắt máy thay mặt bông;

– Kích nhiệt lần 4: bật máy kích nhiệt độ 50 độ kích trong vòng 5 phút sau đó đợi nguội tháo trục.

  • Đối với tóc yếu: Tóc yếu ta giữ nguyên nhiệt độ và giảm số phút xuống khoảng 1-2 phút tùy theo tóc yếu như thế nào.

Bước 9: ĐỊNH HÌNH

  • Thời gian ngâm định hình tóc yếu là 8-10 phút, tóc khỏe từ 10-15 phút;
  • Định hình xong thấm thật khô nước rồi đi xả.

Bước 10: XẢ NƯỚC

  • Trong quá trình định hình xong, sợi tóc cố định được hình dạng mới rồi thì ta có thể gội đầu nhẹ nhàng cho khách.

Bước 11: TẠO KIỂU

  • Dùng máy sấy sấy khô tự nhiên, quấn tay nhẹ nhàng. Không sử dụng lược sấy tạo kiểu dễ ảnh hưởng đến hình dạng của tóc và độ bền của sóng.

Bước 12: TƯ VẤN KHÁCH HÀNG CHĂM SÓC TÓC

  • Tư vấn khách hàng chọn sản phẩm gội phù hợp, tránh dùng dầu gội trị gầu như Clear, hướng dẫn khách hàng kẹp càng cua để giữ được độ bền của sóng.

Trên đây là 12 bước uốn nóng mà mình hay áp dụng trong quá trình làm. Bạn nào không hiểu có thể để lại comment bên dưới nhé, Giảng viên của Học viện tóc Quốc tế OneStar sẽ trả lời thắc mắc của các bạn nhé!

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG !

 

Nếu bạn cảm thấy chưa tự tin về kỹ thuật của mình, thì bạn có thể tham khảo chương trình đào tạo đặc biệt THỢ PHỤ lên LÊN CHÍNH.

Tôi nghĩ nó sẽ rất phù hợp với NHU CẦU và CHI PHÍ của bạn. Tham khảo tại link sau: https://goo.gl/N52SmH

 

Bài viết liên quan:

 

C